Cảm nghĩ về bài thơ Đêm trung thu

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ:

Đêm trung thu

Xa con bao ngày cha chưa thể tính

Cha thương con bằng tình thương người lính

Đêm nay hành quân

Cha vốc nước suối trong

Uống cả ánh trăng xanh mát vào lòng

Đêm trung thu!

Đêm trung thu!

Trong khu rừng nào con hát

Ba muốn làm ánh trăng soi vào hầm đại bác

Để con nhìn vũ trụ từ dưới đáy hầm sâu

Không có quà gì gởi tặng con đâu

Chỉ có tình cha trong ngọn suối.

Và gót chân làm mòn bao đá núi

Để lại cho con kho báu vô ngần

Con sẽ gặp tình dân

Trong những mái lều che đầu ba cơn mưa dột

Con sẽ thành người công dân tốt

Của Tổ quốc anh hùng

Đêm hôm nay ba len lỏi giữa rừng

Đi mò từng ngọn rau, con ốc

Nhen ngọn lửa… cho ngày mai vượt đốc

Đứng trên đầu thù n những Điện Biên

Con ở khu rừng nào hãy ngủ bình yên

Cha đương vượt vành đai ra phía trước

Trăng vành vạnh soi đường cha bước.

Đêm trung thu, 1968 tại Giắng

(In trong Tuyển thơ Thu Bồn, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr.82-83)

Chú thích: Thu Bồn (1935 – 2003) tên khai sinh là Hà Đức Trọng. Với sức sáng tạo mạnh mẽ, ông đã có một gia tài đồ sộ với gần 25 đầu sách và là một trong những nhà thơ có đóng góp nhiều nhất cho nền văn học suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thơ ông thấm đẫm tình yêu quê hương, cuộc sống.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm trung thu của tác giả Thu Bồn
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn (không viết quá 01 trang giấy thi) Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung: Cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đêm trung thu của tác giả Thu Bồn
c. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ đảm bảo các yêu cầu:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách để làm rõ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ, tránh việc diễn xuôi/ phân tích bài thơ một cách đơn thuần; bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Có thể triển khai theo hướng:

* Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

* Thân đoạn: Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật:

+ Về nội dung: Hình ảnh người cha (người lính) với nỗi nhớ, tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng (thương con, muốn làm ánh trăng….) // niềm hi vọng, mong mỏi, tin tưởng vào tương lai tươi sáng cho con (con sẽ gặp tình dân, con sẽ thành người công dân tốt…) // khát vọng chiến thắng đem lại bình yên cho Tổ quốc (đứng trên đầu thù nổ những Điện Biên).

+ Về nghệ thuật: ấn tượng về thể thơ tự do với âm điệu vừa tha thiết vừa mạnh mẽ, cứng cỏi; phép tu từ điệp ngữ, ẩn dụ, nói quá… và tác dụng trong việc biểu đạt nội dung.

* Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.

*Hướng dẫn chấm:

– Trình bày cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trình bày cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật gần tương đương như đáp án: 0,75 điểm

– Trình bày cảm nghĩ về nội dung hoặc nghệ thuật: 0,5 điểm

– Trình bày sơ sài, thiếu thuyết phục về nội dung hoặc nghệ thuật: 0,25 điểm

d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiềng Việt, liên kết văn bản

*Hướng dẫn chấm:

Bài làm có nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp: 0 điểm

đ. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ.

*Hướng dẫn chm:

– Thí sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, cảm xúc chân thành: 0,25 điểm

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *