Hướng dẫn chi tiết phân tích tác phẩm thơ

I. Khái quát về dạng đề nghị luận văn học

STT Các dạng hay thi Ví dụ
1 Phân tích / Cảm nhận về một tác phẩm thơ ⇒ Dạng đề cơ bản nhất. Phân tích bài “Tiếng đàn mưa” của Bích Khê
2 Phân tích khía cạnh của một vấn đề trong bài viết Cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ trong thi phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu

II. Yêu cầu của bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ hiện đại)

– Xác định được thể thơ: thể loại thơ hiện đại khá đa dạng có thể là bốn chữ, bảy chữ, tự do….

– Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung cuả người viết về bài thơ.

– Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.

– Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố các biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ…), ngôn ngữ mang tiếng nói đời sống, ít tính hàn súc, trang nhã trong thơ Trung Đại.

– Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

III. Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Phân tích đề

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc lại và soát lỗi

 

Các bước Nội dung
Bước 1: Phân tích đề (2 phút) Gạch chân vào đề:

-Vấn đề nghị luận: đề bài yêu cầu làm rõ điều gì? (thường nằm sau chữ “về…”, “cảm nhận của em về…”, “phân tích về…”)

-Phạm vi phân tích: những khổ thơ nào, đoạn trích nào, nhân vật nào… cần phân tích

Ví dụ 1: Phân tích bài thơ “Người tử sĩ” của Nguyễn Đình Thi sau đây:

Mũ sắt mờ trong sương phủ
Anh nằm yên như ngủ say
Máu thấm đầy manh áo cũ
Nửa đường anh ngã xuống đây

Để anh trên sườn núi vắng
Không biết có bao giờ trở lại

Một ngày về tìm anh ở đâu
Giữa rừng nghìn lối cỏ lau

Nắm súng chào anh lần cuối
Chúng tôi lại đi mê mải
Nắng lên nhuộm đỏ hàng cây
Véo von những tiếng chim rừng.

 

⇒ Vấn đề nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ

⇒ Phạm vi phân tích: Cả bài thơ

Ví dụ 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Hương lúa” của Trương Thị Anh:

Nồng nàn hương lúa đồng quê
Ngày mùa vất vả lúa về đầy sân
Đồng xa cho đến ruộng gần
Lúa vàng trải thảm hương nồng cốm quê
Cò vui sải cánh bay về
Tình quê hương lúa như mê hoặc lòng
Bóng ai ngả lộng trên đồng
Hiu hiu gió thổi tóc bồng bềnh bay
Cánh đồng lộng gió chiều nay
Lâng lâng bỗng thấy như say cảnh làng.

⇒  Vấn đề nghị luận: Bức tranh thiên nhiêntrong bài thơ.

⇒  Phạm vi phân tích: 6 câu thơ đầu trong bài thơ “Hương lúa”

*Lưu ý: Ở lớp 9 đối với học sinh ôn thi vào 10 chủ yếu các em sẽ đi phân tích cả bài thơ, chưa có những yêu cầu riêng về nội dung như ví dụ 2

Các bước Nội dung
Bước 2:

Tìm ý và lập dàn ý (10 phút – Ghi nhanh ra nháp hoặc gạch vào đề)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

Tìm ý (5 phút ghi nhanh ra nháp hoặc viết vào đề)

·      Cách xác định bố cục:

o   Cách 1: Chia bố cục theo cách cắt ngang từng phần của bải thơ (4 câu thành 1 phần hoặc 3 câu thành một phần dựa vào nội dung)

o   Cách 2: Bổ dọc phân tích theo hình ảnh thơ (Vẫn dựa vào nội dung, tuy nhiên không cần phân tích lần lượt thơ câu thơ từ trên xuống dưới)

·      Cách xác định nội dung chính và một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:

o   Bước 1: chia tách bài thơ thành các phần và xác định nội dung chính của từng phần.

o   Bước 2: tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ (và gạch chân (thông thường bài thơ hiện đại sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, điệp từ, nhân hoá…cần chú ý vào các biện pháp này)

Lập dàn ý (5 phút)

Phần Nội dung
Mở bài Giới thiệu tên TG,TP + VĐNL
Thân bài – Luận điểm 1: Giới thiệu qua về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan  đề của bài thơ ( Nếu biết không thì thôi, bỏ qua, Không gộp vào mở bài)

– Luận điểm 2,3,4…: Phân tích, làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

– Luận điểm 5: Đánh giá (nd+nt)

Kết bài Khẳng định lại vấn đề + cảm nhận bản thân

Tìm ý:

  • Cách xác định bố cục:
  • Cách 1: Chia bố cục theo cách cắt ngang từng phần của bải thơ (4 câu thành 1 phần hoặc 3 câu thành một phần dựa vào nội dung)

Ví dụ: Phân tích bài thơ “Chiếc bóng thu vàng” của Võ Anh Tài:

Thu về khi lá còn non
Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
Dáng Mẹ gầy gò thân yêu

Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan

Mẹ chưa được phút thanh nhàn
Cơm thì khoai độn với ngàn đắng cay

Cái nghèo quanh quẩn đâu đây
Bữa kia còn thiếu bữa này đã sang

Đời như chiếc bóng thu vàng
Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng Mẹ rao
Vang xa từng tiếng ngọt ngào
Dứt câu nghe lệ dâng trào… ai hay.

Bố cục: 3 phần:

+ 4 Câu đầu: Mùa thu gợi nhớ mẹ

+4 Câu sau: Tái hiện sự vất vả của người mẹ

+4 câu cuối: Chiệm nghiệm, suy tư về lẽ đời

Nên đi theo phương pháp này để phân tích dễ nhất và không bị sót ý.

  • Cách 2: Bổ dọc phân tích theo hình ảnh thơ (Vẫn dựa vào nội dung, tuy nhiên không cần phân tích lần lượt thơ câu thơ từ trên xuống dưới)

Ví dụ: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Thơm mùi hoa sữa” của Đình Khải

Em đừng tiếc những cánh hoa lộc vừng
Đã rơi xuống, rắc hồng trên hè phố
Bởi em ơi, cuộc đời là thế
Cái cũ qua đi, cho cái mới sinh sôi.
Em nhìn kìa hoa sữa đã nở rồi
Cho mùi hương dịu dàng bay khắp ngõ
Mùi hoa sữa đã thoảng qua cửa sổ
Như ru ta vào giấc ngủ đêm Đông.

Bố cục: 2 phần

– Hình ảnh về thiên nhiên trong bài thơ:

+ Em đừng tiếc những cánh hoa lộc vừng
+ Đã rơi xuống, rắc hồng trên hè phố

+ Em nhìn kìa hoa sữa đã nở rồi
+ Cho mùi hương dịu dàng bay khắp ngõ

– Thông điệp về cuộc sống được gửi gắm qua bài thơ:

           + Bởi em ơi, cuộc đời là thế
+ Cái cũ qua đi, cho cái mới sinh sôi.

           + Mùi hoa sữa đã thoảng qua cửa sổ
+ Như ru ta vào giấc ngủ đêm Đông.

Cách này khó, khi phân tích hay bị sót ý, cần thời gian nghiên cứu lâu, không phù hợp khi thi HSG trong khoảng thời gian nhanh.

  • Xác định nội dung chính và một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
  • Bước 1: Chia tách bài thơ thành các phần và xác định nội dung chính của từng phần.

Ví dụ:  Phân tích bài thơ “Về thăm vườn Bác” của Nguyễn Đức Mậu?

Về thăm nhà Bác, làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.

Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn.
Kìa hàng hoa đỏ màu son,
Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ.

+Xác định nội dung ba phần

Bốn câu đầu: Hình ảnh làng Sen trong bước chân đầu tiên về thăm quê Bác của tác giả

Bốn câu sau: Hình ảnh căn nhà đơn sơ nơi Bác sống

Bốn câu cuối: Hình ảnh làng quê Việt Nam qua bức tranh làng Sen

  • Bước 2.1: Tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ (và gạch chân (thông thường bài thơ hiện đại sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, điệp từ, nhân hoá…cần chú ý vào các biện pháp này)

Ví dụ:  Hãy cảm nhận về các câu thơ sau trong bài Về thăm nhà Bác”  của Đức Mậu

⇒ Nghệ thuật:

Liệt kê “hàng râm bụt”, “bướm trắng”, “ổi”, “mái lá”, “giường tre”…

Điệp từ “có”, Ẩn dụ: “Hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng”, “ổi chín vàng ong sắc trời”…

So sánh: “Làng Sen” với “mọi làng quê”, Điệp lại hình ảnh: “Cánh bướm trăng”, “hoa đỏ”…

  • Bước2: Từ việc tìm được nghệ thuật ta bám sát vào đó phân tích diễn giải ra nội dung kết hợp với lời văn của bản thân thì sẽ có được 1 đoạn văn hoàn chỉnh không bị diễn xuôi. (Nguyên tắc trong văn học nghệ thuật luôn đi nhấn mạnh nội dung, làm cho nội dung sáng tổ và hay hơn)

Ví dụ: Hãy cảm nhận về các câu thơ sau trong bài Về thăm nhà Bác” của Đức Mậu

Nghệ thuật:

Liệt kê “hàng râm bụt”, “bướm trắng”, “ổi”, điệp từ “có”: Gợi lên nét đặc trưng của quê hương, giản dị, chân thực. Màu sắc tươi sáng, có hương thơm phảng vào trong gió.

Ẩn dụ: Hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng, ổi chín vàng ong sắc trời: Hình ảnh rực rỡ, dạt dào sức sống, làm tâm điểm của mọi ánh nhìn, bức tranh làng quê tươi sáng.

– Liệt kê: “mái lá”, “giường tre”: Hiện lên căn nhà đơn sơ, giản dị gắn với tuổi thơ của Bác.

– Nhân hoá: “Võng gai ru”: Tựa con người, có linh hồn, tình cảm giống như người mẹ ru con ngủ mỗi đêm.

– Ẩn dụ: “Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa”: Sự mạnh mẽ, cứng cỏi của ngôi nhà cũng như con người trước khó khăn, gian khổ.

So sánh: “Làng Sen” với “mọi làng quê”: kéo gần sự thiêng liêng, cao lớn với cái gần gũi thân thuộc.

Điệp lại hình ảnh: Cánh bướm trăng, hoa đỏ: Dấu ấn khó phai trong lòng nhà thơ

Dàn ý:

Phần Nội dung
Mở bài Giới thiệu tên TG:Nguyễn Đức Mậu, TP: Về thăm Bác
Thân bài Luận điểm 1: Giới thiệu qua về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan  đề của bài thơ ( Nếu biết không thì thôi, bỏ qua, Không gộp vào mở bài)

– Luận điểm 2,3,4…: Phân tích, làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  LĐ2: Hình ảnh làng Sen trong bước chân đầu tiên về thăm quê Bác của tác giả

– Về thăm: như về nhà của chính mình, tạo sự gần gũi, thân quen.

Liệt kê “hàng râm bụt”, “bướm trắng”, “ổi”, điệp từ “có”: Gợi lên nét đặc trưng của quê hương, giản dị, chân thực. Màu sắc tươi sáng, có hương thơm phảng vào trong gió.

– Ẩn dụ: Hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng, ổi chín vàng ong sắc trời: Hình ảnh rực rỡ, dạt dào sức sống, làm tâm điểm của mọi ánh nhìn

Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa

  LĐ 3: Hình ảnh căn nhà đơn sơ nơi Bác sống

– Mái lợp: thô sơ, chống chọi qua bao bão giông, ghi dấu ấn tưởi thơ của Bác

– Chiếc giường đơn sơ: giản dị như chính tính cách và con người Bác vậy

– Võng gai: gợi bóng dáng thân quên của mẹ, ấm áp tình yêu thương

Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ tạo nên tiếng thơ độc đáo, đặc biệt về căn nhà tuổi thơ của Bác

  LĐ4: Hình ảnh làng quê Việt Nam qua bức tranh làng Sen

– So sánh: “Làng Sen” với “mọi làng quê”: kéo gần sự thiêng liêng, cao lớn với cái gần gũi thân thuộc.

– Hình ảnh: lũy tre gợi nhớ, gợi thương về làng quê Việt, là sức sống mạnh mẽ bền bĩ của mỗi con người Việt Nam

– Điệp lại hình ảnh: Cánh bướm trăng, hoa đỏ: Dấu ấn khó phai trong lòng nhà thơ

Ấn tượng mạnh mẽ về quê hương của Bác trong trái tim nhà thơ

– Luận điểm 5: Đánh giá (nd+nt)

Kết bài Khẳng định lại vấn đề + cảm nhận bản thân

 

Các bước Nội dung
Bước 3: Viết bài (60- 70 phút) – Khi viết bài, cần bám sát dàn ý đã lập; sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá

– Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc; diễn đạt sáng rõ, thể hiện được cảm xúc của người viết

– Chú ý sự khác nhau về yêu cầu, mục đích của kiểu bài ghi lại cảm xúc sau khi đọc thơ và phân tích tác phẩm thơ

 

Các bước Nội dung
Bước 4: Đọc lại và soát lỗi – Chú ý đọc lại những câu mở bài, thân bài, kết kết xem đã viết đúng, rõ ràng chưa.

– Soát lỗi chính tả.

– Nếu có lỗi cần sửa thì gạch đi sửa lại thật sạch sẽ.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *