1. Cách viết mở bài
Yêu cầu:
– Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận, cần giới thiệu được tên tác giả, tác phẩm
– Đánh giá chung về cảm xúc, tình cảm đối với bài thơ.
b.Các cách viết mở bài
Cách 1: Vận dụng kiến thức về quy luật sáng tạo nghệ thuật | |
Âm nhạc là một phương tiện diệu kì xoa dịu mọi trái tim thương tổn, còn văn chương sẽ nâng đỡ chúng ta trên vạn dặm hành trình vượt qua những đau đớn, thổn thức. Thế nên, nếu nhà soạn nhạc thiên tài Bethoven dừng chân tại kiếp sống này và để lại cho đời khúc hào tấu sonanta “Ánh trăng” còn mãi với thời gian, nhà văn Banzac trước khi về với đất mẹ, đã kịp lưu lại cho đời tác phẩm kinh điển “Tấn trò đời”. Thì hôm nay giữa dòng chảy khắc nghiệt, đầy giông bão ẩn mình trong bầu trời tươi xanh vẫn sẽ còn lưu lại bản tình ca đẹp đẽ, nhẹ nhàng, du dương mang tên tác phẩm A của nhà thơ B đi xuyên qua trái tim người đọc, để lại …(Nội dung) | Âm nhạc là một phương tiện diệu kì xoa dịu mọi trái tim thương tổn, còn văn chương sẽ nâng đỡ chúng ta trên vạn dặm hành trình vượt qua những đau đớn, thổn thức. Thế nên, nếu nhà soạn nhạc thiên tài Bethoven dừng chân tại kiếp sống này và để lại cho đời khúc hào tấu sonanta “Ánh trăng” còn mãi với thời gian, nhà văn Banzac trước khi về với đất mẹ, đã kịp lưu lại cho đời tác phẩm kinh điển “Tấn trò đời”. Thì hôm nay giữa dòng chảy khắc nghiệt, đầy giông bão ẩn mình trong bầu trời tươi xanh vẫn sẽ còn lưu lại bản tình ca đẹp đẽ, nhẹ nhàng, du dương mang tên “Hương lúa” của Trương thị Anh đi xuyên qua trái tim người đọc, để lại một lẽ sống cao cả của tâm hồn một bến đậu yên bình về quê hương tha thiết. |
Cách 2: Dẫn dắt mang tính liên tưởng | |
Có những bài thơ chỉ đi thoảng qua trí óc người đọc như một cơn gió, nhưng cũng có những thi phẩm đã neo lại vững chắc trong tâm hồn, trí tuệ người đọc, trụ mãi với thời gian, khiến trái tim ta thổn thức trong nỗi nhớ xanh thẳm của thi nhân. Bài thơ A của nhà thơ B là một tác phẩm tràn đầy lưu luyến như thế, để rồi dù cho thời gian đã qua đi rất lâu thì đến tận bây giờ những dòng thơ ấy vẫn cứ ngân vang trong tâm hồn ta như một khúc nhạc êm đềm về người thầy, khiến mỗi người chẳng thể nào quên. | Có những bài thơ chỉ đi thoảng qua trí óc người đọc như một cơn gió, nhưng cũng có những thi phẩm đã neo lại vững chắc trong tâm hồn, trí tuệ người đọc, trụ mãi với thời gian, khiến trái tim ta thổn thức trong nỗi nhớ xanh thẳm của thi nhân. “Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm tràn đầy lưu luyến như thế, để rồi dù cho thời gian đã qua đi rất lâu thì đến tận bây giờ những dòng thơ ấy vẫn cứ ngân vang trong tâm hồn ta như một khúc nhạc êm đềm về người thầy, khiến mỗi người chẳng thể nào quên. |
Cách 3: Sơ cua | |
Âm nhạc là một phương tiện diệu kì xoa dịu mọi trái tim thương tổn. Còn văn chương sẽ nâng đỡ chúng ta trên vạn dặm hành trình. Nhà soạn nhạc thiên tài Bethoven dừng chân tại kiếp sống này và để lại cho đời bản sonanta “Ánh trăng” – bản giao hưởng định mệnh. Nhà văn Banzac trước khi về với đất mẹ, đã kịp lưu lại cho đời tác phẩm kinh điển “Tấn trò đời”. Họa sĩ trứ danh Leonardo da Vinci trước khi rời xa cuộc đời cũng đã kịp để lại nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa. Giữa dòng chảy khác nghiệt của thời gian, mai này vẫn sẽ còn lưu lại ….. của ……. đi xuyên qua trái tim người đọc, để lại một lẽ sống cao cả của tâm hồn. Để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc là……….. | Âm nhạc là một phương tiện diệu kì xoa dịu mọi trái tim thương tổn. Còn văn chương sẽ nâng đỡ chúng ta trên vạn dặm hành trình. Nhà soạn nhạc thiên tài Bethoven dừng chân tại kiếp sống này và để lại cho đời bản sonanta “Ánh trăng” – bản giao hưởng định mệnh. Nhà văn Banzac trước khi về với đất mẹ, đã kịp lưu lại cho đời tác phẩm kinh điển “Tấn trò đời”. Họa sĩ trứ danh Leonardo da Vinci trước khi rời xa cuộc đời cũng đã kịp để lại nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa. Giữa dòng chảy khác nghiệt của thời gian, mai này vẫn sẽ còn lưu lại bài thơ “bản tình ca tuyệt đẹp” của Mai Duyên đi xuyên qua trái tim người đọc, để lại một lẽ sống cao cả của tâm hồn. Để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc là hình ảnh cô gái Việt Nam duyên dáng đậm đà mang một vẻ đẹp rất á đông, rất nữ tính |
Nếu phải chọn cho mình một bản nhạc hay nhất có lẽ tôi sẽ chọn văn chương, vì chỉ khi đến với văn chương người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim mình dẫn dắt, thể hiện cảm xúc qua nhiều cung bậc. Và các phẩm…của tác giả… đã để một nốt ngân đầy xao xuyến trong bản hoà tấu âm nhạc | Nếu phải chọn cho mình một bản nhạc hay nhất có lẽ tôi sẽ chọn văn chương, vì chỉ khi đến với văn chương người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim mình dẫn dắt, thể hiện cảm xúc qua nhiều cung bậc. Và các phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu đã để một nốt ngân đầy xao xuyến trong bản hoà tấu âm nhạc |
2. Cách viết thân bài
a.Yêu cầu:
-Thân bài phải có hệ thống luận điểm rõ ràng, đầy đủ 3 luận điểm chính:
+LĐ 1: Khái quát (1 đoạn văn)
+LĐ 2: Phân tích (Bám sát vào bố cục, mỗi nội dung được chia trong bố cục ta căn cứ là một luận cứ để phân tích)
+LĐ 3: Đánh giá (1 đoạn văn)
⇒ Thân bài gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn làm rõ một nội dung nhất định (1 luận điểm hoặc 1 luận cứ, Luận điểm quan trọng nhất là luận điểm phân tích)
b. Cách viết:
Luận điểm 1: Khái quát |
Dẫn lí luận (Ngôn từ*): Ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của một người làm thơ/viết văn. Người làm thơ/ viết văn cũng như người làm vườn vậy, muốn vườn hoa ngôn ngữ của mình nở ra những bông hoa đẹp nhất thì phải bỏ nhiều tâm huyết, phải trải qua “những cơn địa chấn của tâm hồn” mới có thể tạo ra “những vang ngân” tựa như “những bước sóng” đến gõ cửa tâm hồn người đọc. Để tạo ra ……….. , ……… cũng phải trải qua một quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy.
Hoặc dẫn lí luận: “Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu”. Để làm ra được một tác phẩm cho đời, nhà văn phải như “con ong chăm chỉ một giọt mật cho đời từ vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên). Gian khổ, khó nhọc, có khi cả những trăn trở của cảm xúc người nghệ sĩ mới có thể làm ra một tác phẩm cho cuộc đời. Và, tôi tin …… – đứa con tinh thần của … cũng được hình thành từ quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy. Sau đó khái quát về: + Tác giả, tác phẩm + Hoàn cảnh sáng tác + Nhan đề bài thơ để người đọc có cái nhìn về tổng thể, tạo tiền đề dẫn dắt sang luận điểm phân tích… ⇒ Úi dồi như thế ta đã được 1 đoạn văn khái quát quá hay quá đặc sắc mà không bị quá ngắn, tránh được trường hợp không biết viết cái gì ở phần này |
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Về thăm nhà Bác”
Về thăm nhà Bác, làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn.
Kìa hàng hoa đỏ màu son,
Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ.
⇒ Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu”. Để làm ra được một tác phẩm cho đời, nhà văn phải như “con ong chăm chỉ một giọt mật cho đời từ vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên). Gian khổ, khó nhọc, có khi cả những trăn trở của cảm xúc người nghệ sĩ mới có thể làm ra một tác phẩm cho cuộc đời. Và, tôi tin bài thơ “Về thăm Bác” – đứa con tinh thần của Nguyễn Đức Mậu cũng được hình thành từ quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy. Với giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, chan chứa biết bao tình cảm thi nhân đã cho ta cái nhìn đầu tiên về nơi Bác ở: ngôi nhà lá đơn sơ, cảnh vật hữu tình đã làm lên tâm hồn phong phú của người lãnh tụ vĩ đại.
Luận điểm 2,3,4…: Phân tích, làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật |
– Phân tích nội dung: chính, phân tích từng hình ảnh, từ ngữ, hành động, chi tiết trong bài thơ + mở rộng (liên hệ so sánh với các tác phẩm khác) nên phân tích từng câu, từng hình ảnh một theo thứ tự xuất hiện trong bài thơ để không bị xót ý.
– Phân tích nghệ thuật: Xác định những đặc sắc nghệ thuật của dẫn chứng đã phân tích, nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật xuất hiện trong bài (nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho những đặc sắc nghệ thuật đó), đánh giá về thể thơ, hình ảnh thơ, các dùng từ, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, giọng điệu… ⇒ Bám sát cách lập dàn ý: Đi từ nghệ thuật ra nội dung, nghệ thuật nhằm nhấn mạnh nội dung.
Sau đó kết luận: Dẫn dắt/tổng kết vấn đề (Hoa): Ai đó đã từng nói rằng: Hoa phong lữ ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm của nó cuộc đời nhờ hương thơm của nó; chim sơn tước ở lại giữa cuộc đời nhờ tiếng hót vút cao của nó giữa dàn đồng ca của núi rừng. Cũng như vậy, một tác phẩm muốn neo đậu thật lâu trong tâm trí người đọc thì phải mang trong nó một sứ mệnh riêng. Và sứ mệnh của….. là đánh thức …….
Dẫn dắt/tổng kết vấn đề (Cá):Trong truyền thuyết, nếu cá chép muốn hoá rồng thì phải rút đi toàn bộ lớp vảy cá và vây cá trên người mình mới có thể thành kim long vút bay lên trời cao. Người Ai Cập tin rằng có môt loài chim nọ cũngphải tự đốt cháy mình, trải qua cơn đau thiêu đốt của ngọn lửa mới có thể hoá thành phượng hoàng cao quý làmtổ trên cây ngô đồng trước hoàng thành uy nghi bằng những nhành quế thơm. Tôi luôn tin, câu chữ của …. trong….. sẽ thành những điều sâu thẳm mà người đọc nào cũng khắc cốt ghi tâm.
Dẫn dắt/tổng kết vấn đề(đá): Hẳn rằng chúng ta đều biết một tảng đá chắn ngang dòng sông có thể làm thay đổi dòng chảy của sông suối. Một cơn gió tưởng như vô hình lại có thể làm bật gốc cổ thụ trăm năm. Cũng như vậy, một tác phẩm văn học dù chỉ là những câu chữ trên một trang giấy mỏng manh cũng có thể làm thay đổi tâm hồn của người đọc (gieo vào lòng ta những tình cảm chưa có, và nuôi dưỡng những tình cảm đẹp mà ta sẵn có). Tin rằng….. của …. cũng thắp lên trong chúng ta……. Ví dụ: Ai đó đã từng nói rằng: Hoa phong lữ ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm của nó cuộc đời nhờ hương thơm của nó; chim sơn tước ở lại giữa cuộc đời nhờ tiếng hót vút cao của nó giữa dàn đồng ca của núi rừng. Cũng như vậy, một tác phẩm muốn neo đậu thật lâu trong tâm trí người đọc thì phải mang trong nó một sứ mệnh riêng. Và sứ mệnh của bài thơ “Về thăm Bác” là đánh thức vẻ đẹp bình dị, sáng trong xung quanh chúng ta mà chưa từng được để ý như trong ngôi nhà của Bác và cuộc sống ngoài kia. Đồng thời còn là biểu hiện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam giản đơn, gần gũi, có sức sống mãnh liệt nhưng cũng vô cùng lãng mạn,hào hoa. ⇒ câu dẫn này chúng ta có thể dùng để dẫn dắt trước khi phân tích VĐNL hoặc để chốt tổng lại VĐNL sau khi phân tích xong ( 1 bài văn ta dùng tối đa 3 đoạn lý luận bình sẵn thì sẽ rất hay, bài văn được dài ra, được cộng 0,5đ sáng tạo, các em không nên lạm dụng để chứng tỏ khả năng của bản thân điều đó sẽ làm bài viết của các em bị ngợp). Các em linh hoạt lúc để lý luận ở đầu đòạn, lúc cuối đoạn để không bị thành mô tip nha. |
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Về thăm nhà Bác” của Nguyễn Đức Mậu:
Đoạn văn tham khảo (Phân tích bốn câu đầu)
Ngôi nhà sàn trong nắng, giữa mưa, dù đạn bom qua bao mùa giông bão vẫn lặng lẽ đứng yên nhìn ngắm làng Sen đổi thay, dạt dào sức sống một cách thâm trầm, suy tư và cũng thật trong trẻo, nhẹ nhàng. Phải chăng, đó cũng chính là cái đẹp được nhà thơ cảm nhận để rồi khe khẽ bằng chiếc chìa khoa ngôn từ đặc biệt cất lên giữa trái tim mình ông xúc động rưng rưng vì lần đầu ghé thăm quê Bác:
Về thăm nhà Bác, làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
Cái hay của thơ ca là khởi phát từ lòng người và phải chạm bằng được trái tim của vạn người, đó cũng chính là sức sống, chân lí bất diệt mà một tác phẩm văn học có thể sống mãi cùng thời gian, vĩnh hàng giữa cuộc đời. Với Nguyễn Đức Mậu cũng vậy, ông không mĩ lệ, gọt giũa câu chữ mà chỉ nhẹ nhàng trau chuốt bằng chính tình cảm chân thành nơi tâm hồn của mình dành cho Bác để rồi nhà thơ “về thăm nhà Bác” một cách giản dị, nghe thân thương làm sao? “Về” giống như hành trình trở lại, ấm áp với “nhà Bác” nơi tràn ngập yêu thương thân thiết, gần gũi, như gia đình của mình chứ chẳng phải “đến thăm” đầy xa lạ, rồi lại đi ngay, tình cảm ấy thật đẹp đẽ, thiêng liêng biết bao! Để rồi ta được theo chân tác giả trên hành trình thăm “làng Sen” ngát hương, đậm đà tình quê bằng hàng loạt hình ảnh đặc trưng mà cũng thật gần gũi, nhà thơ liệt kê cái phong cảnh hữu tình, nên thơ ấy một cách rất đặc biệt qua điệp từ “có”, như thể hiện sự phong phú, bạt ngàn, rực rỡ của thiên nhiên, đất trời nơi đây. Đó là cảnh “hàng râm bụt” đang đỏ rực, phô mình dưới nắng mặt trời, hãnh diện bởi vẻ kiêu sa lộng lẫy, ẩn dụ tựa những ánh “lửa hồng” thắp sáng cả tim ta với bao đẹp đẽ, vô ngần trong buổi ban mai tinh sương lộng lẫy. Phải chăng đó cũng chính là sức sống mạnh mẽ của những con người nơi làng Sen yêu dấu, dù trong phong ba, bão táp, dù vũ trụ xoay vần, chuyển dời thì họ vẫn như những đóa “dâm bụt” lặng phô sắc cho đời bằng sức sống hiên ngang, chẳng bao giờ lu lờ trước cái tối tăm, nghiệt ngã. Không chỉ vậy, điểm dừng của nhà thơ còn được đọng lại trong cảm quan tinh tế trước từng cánh “bướm trắng” rập rờn, quấn quýt tựa đang nâng niu từng hạt phấn, làm thợ xây đời, say đắm bởi cái đẹp của hoa lá, như con người cảm mến trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hài hòa, thân thương. Khổ thơ mở ra, ta tưởng đã bước trên cõi mộng, hư ảo mà lại rất thực trong ngòi bút tả cảnh có hồn của thi nhân, để rồi điểm tô vào sắc tròi hàng nhưng gam màu tươi sáng của lá xanh, trời cao, hoa đỏ, bướm trắng cùng chùm ổi “vàng ong” đẹp đẽ còn tỏa hương thơm ngào ngạt thoang thoảng trong gió bay vào tận trái tim ta. (LIÊN HỆ MỞ RỘNG) Khoảnh khắc đọc tiếng thơ này, ta lặng mình vài giây mà tận hưởng hương vị ngọt ngào, tuyệt mĩ của nhân gian trong phong cảnh yên bình nơi làng nhỏ, để rồi thả hồn mình theo gió tưởng nhớ tới nét đẹp đã từng được cất lên trong thơ Tố Hữu:
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre…
(Thăm cõi Bác xưa)
Chỉ khác là, nếu Tố Hữu lướt trên những trang thơ có sắc xanh mơn mởn của vườn rau, mời gọi bạn đọc trong cảnh cổng rực đỏ săc hoa, mở cửa đón bao người trở về thăm nơi đây. Thì cái hay của Nguyễn Đức Dậu còn được tỏa ra khi nhà thơ không chỉ gợi hình, đem đến chất say nồng của gam màu sáng tươi mà còn là bản hòa phối của cả hương vị cùng cái long long, óng ả ẩn dụ trong hình dáng “chùm ổi” vàng như ong, đang được những người thơ chăm chỉ hút mật đầy mê say vây quanh mình để làm tâm điểm thu hút mọi ánh nhìn giữa “sắc trời trong xanh” khiến ai cũng phải đắm đuối. (ĐOẠN NÀO CÁC EM LIÊN HỆ MỞ RỘNG RỒI THÌ KHÔNG VIẾT LÝ LUẬN CHỐT LẠI NỮA NHÉ, Ở ĐÂY ĐOẠN NÀY CÔ LIÊN HỆ RỒI)
(Màu đỏ: dẫn dắt, màu xanh lá: biện pháp nghệ thuật, màu vàng: Nội dung được nhấn mạnh, màu đen: So sánh, liên hệ, màu tím: phân tích từ)
Luận điểm 5: đánh giá (ND + NT) |
– Yêu cầu: Đánh giá tổng quan về vấn đề nghị luận, phạm vi phân tích và mở rộng nêu ra là những cảm nhận, đánh giá cá nhân về tác giả, tác phẩm. (Không gộp với kết bài)
– Trình từ viết: + Đánh giá cơ bản: – Nội dung: Khẳng định nội dung chính mà đề bài yêu cầu làm rõ (vấn đề nghị luận). – Nghệ thuật: Khẳng định những đặc sắc nghệ thuật của dẫn chứng đã phân tích (nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho những đặc sắc nghệ thuật đó). Đánh giá về thể thơ, hình ảnh thơ, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, giọng điệu… + Đánh giá nâng cao: – Khẳng định về phong cách sáng tác/tấm lòng/tài năng của tác giả. – Cảm nhận cá nhân về vấn đề nghị luận (nếu có) – Nêu nhận định hoặc liên hệ mở rộng với các tác phẩm khác cùng đề tài hoặc cùng giai đoạn sáng tác (nếu có) – Rút ra bài học nhận thức và hành động (nếu vấn đề nghị luận có thể liên hệ tới cuộc sống ngày nay, những phẩm chất đáng quý, truyền thống dân tộc cần phát huy…) |
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Về thăm nhà Bác” của Nguyễn Đức Mậu
Yêu cầu | Ý chính |
Viết hoàn chỉnh
|
|
Đánh giá cơ bản |
– Nội dung: Miêu tả hình ảnh làng Sen quê Bác hiện lên gần gũi, giản dị, đơn sơ, qua đó nhà thơ bọc lộ tình yên thương tha thiết, kính trong đối với Bác Hồ-Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
– Nghệ thuật: + Lời thơ trầm lắng, tha thiết + Liệt kê, Nhân hoá: Hình ảnh làng quê hiện lên qua nhiều chi tiết giống như con người vẫn sống ẩn hiện đâu đây, Ẩn dụ, So sánh,Điệp lại hình ảnh
|
Chỉ với những câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả gửi gắm biết bao tình cảm thân tương, tha thiết, biết ơn tới người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Lời thơ trầm lắng, nhẹ nhàng, du dương như tiếng hát, cùng một trái tim tha thiết, tràn ngập yêu thương, đáng trân trọng trong các hình ảnh ngôn từ độc đáo kết hợp với biện pháp ẩn dụ, cùng điệp từ, nhân hoá như con người vẫn sống, hiện hữu cùng thiên nhiên tươi đẹp nơi đây tiếng thơ cũng vì thế mà thổn thức, nức nở, tràn ngập băn khoăn, khiến ta tỏ hoe đôi mắt trước tấm lòng quá nhân hậu, đẹp đẽ của nhà thơ. Để rồi, ta hiểu hơn trái tim yêu thương tha thiết của tác giả đối với Bác, từ đó bồi đắp những cảm hứng tốt đẹp cho mỗi con người về lòng biết ơn, yêu thương những người Bác và trân trọng miền quê mà tuổi thơ Người đã sống còn mãi trong tâm trí của mình hôm nay và mai sau. | |
Đánh giá nâng cao |
-Tấm lòng yêu thương tha thiết của tác giả đối với Bác và căn nhà tuổi thơ mà Người từng sống.
– Tình cảm của tác giả truyền cảm hứng tốt đẹp đến với mỗi chúng ta: biết ơn, yêu thương Bác và trân trọng miền quê mà tuổi thơ Bác đã sống. |
3. Cách viết kết bài
KẾT BÀI | |
Yêu cầu:
Kết bài = Tổng kết lại vấn đề nghị luận và phạm vi phân tích + Liên hệ, mở rộng Trong đó: +Tổng kết lại vấn đề nghị luận và phạm vi phân tích là phần BẮT BUỘC phải nêu => Là phần cố định, phụ thuộc vào đề bài. +Liên hệ mở rộng là phần không bắt buộc nhưng nên có để tạo sự cân xứng với mở bài => Là phần sáng tạo linh hoạt, tùy theo mở bài để có cách viết tương ứng. |
|
Kết bài liên tưởng từ ý thơ của tác giả khác | |
Có nhà thơ đã từng viết:
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay Quả thật đúng như vậy, dù cho bụi thời gian đóng dày trên cảo thơm thủa nào, thì ngẫm mấy câu thơ ý vị đầy đủ hương sắc trần gian vẫn khiến lòng ta xao xuyến, đắm say. Thế nên, chắc chắn bài thơ A của tác giả B với sức sống, trầm tích để lại cho ta hôm nay vẫn còn mãi mãi sống cùng thời gian và năm tháng muôn đời… |
Ví dụ: Viết bài văn cảm nhận về bài thơ “Người tử sĩ” của Nguyễn Đình Thi?
Có nhà thơ đã từng viết: Sách cũ trăm lần xem chẳng chán Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay Quả thật đúng như vậy, dù cho bụi thời gian đóng dày trên cảo thơm thưở nào, thì ngẫm mấy câu thơ ý vị đầy đủ hương sắc trần gian vẫn khiến lòng ta xao xuyến, đắm say. Thế nên, chắc chắn bài thơ “Người tử sĩ” của tác giả Nguyễn Đình Thi với sức sống, trầm tích để lại cho ta hôm nay vẫn sẽ còn mãi mãi sống cùng thời gian và năm tháng muôn đời… |
Vận dụng kiến thức lí luận văn học | |
Hemingway từng nói: “tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó”, bởi vì đó là sản phẩm bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này, các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay, trong số các tác phẩm ấy, chúng ta có tác phẩm A đậm đà, ngan ngát của Tác giả B vẫn luôn bền bỉ “cắm một cây sào sáng tạo” vào mảnh đất màu mỡ của nghệ thuật để đem đén cho ta những thông điệp cao quý về lòng nhân ái, cùng những giá trị cao đẹp còn mãi với thời gian để ta hiểu rằng:
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ Như những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu
|
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Hương lúa” của Trương Thị Anh.
Hemingway từng nói: “tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó”, bởi vì đó là sản phẩm bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này, các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay, trong số các tác phẩm ấy, chúng ta có “hương lúa” đậm đà, ngan ngát của Trương Thị Anh vẫn luôn bền bỉ “cắm một cây sào sáng tạo” vào mảnh đất màu mỡ của nghệ thuật để đem đén cho ta những thông điệp cao quý về lòng nhân ái, cùng những giá trị cao đẹp còn mãi với thời gian để ta hiểu rằng: Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ Như những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu |
Đối chiếu qua các môn nghệ thuật khác | |
Nếu họa sĩ dùng màu sắc rồi vẽ tranh, nhà điêu khắc cùng đường nét để khai họa, nhạc sĩ mang âm nhạc nói lên nỗi lòng của mình thì nhà văn lại gửi tâm tình ngòi bút mà tạo ra đứa con tinh thần bằng ngôn ngữ – chìa khóa vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. Và có lẽ, bài thơ A mà tác giả B đã viết, cũng chính là một tuyệt bích nhân gian với muôn vàn cảm xúc cao đẹp của nhà thơ đủ khiến lòng người rộn rã, đắm say và cứ thế mãi neo đậu nơi thế giới này trong trái tim vạn người! | Ví dụ: Phân tích bài thơ “Chiếc bóng thu vàng” của Võ Anh Tài.
Nếu họa sĩ dùng màu sắc rồi vẽ tranh, nhà điêu khắc cùng đường nét để khai họa, nhạc sĩ mang âm nhạc nói lên nỗi lòng của mình thì nhà văn lại gửi tâm tình ngòi bút mà tạo ra đứa con tinh thần bằng ngôn ngữ – chìa khóa vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. Và có lẽ, bài thơ “Chiếc bóng thu vàng” mà Võ Anh Tài đã viết, cũng chính là một tuyệt bích nhân gian với muôn vàn cảm xúc cao đẹp của nhà thơ đủ khiến lòng người rộn rã, đắm say và cứ thế mãi neo đậu nơi thế giới này trong trái tim vạn người! |
Khẳng định sức sống của thơ ca | |
Mỗi áng thơ là một dòng thác chảy nhẹ nhàng, len lỏi vào từng ngách nhỏ trong tim ta ấm nồng những giá trị nhân văn cao đẹp của đời. Nếu đúng như thế, thì tác phấm A của nhà thơ B sẽ mãi là một suối nguồn thiêng liêng, cao lớn được lưu lại mãi mãi trong lòng người đọc bao thế hệ và sống cùng dòng văn học Việt Nam muôn đời mà ta không thể nào quên trong hành trình cuộc đời chính mình hôm nay, mai sau… | Ví dụ: Phân tích bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa.
Mỗi áng thơ là một dòng thác chảy nhẹ nhàng, len lỏi vào từng ngách nhỏ trong tim ta ấm nồng những giá trị nhân văn cao đẹp của đời. Nếu đúng như thế, thì “nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa sẽ mãi là một suối nguồn thiêng liêng, cao lớn được lưu lại mãi mãi trong lòng người đọc bao thế hệ và sống cùng dòng văn học Việt Nam muôn đời mà ta không thể nào quên trong hành trình cuộc đời chính mình hôm nay, mai sau… |