MỘT SỐ CÁCH DẪN Ở THÂN BÀI TRƯỚC KHI PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG

MỘT SỐ CÁCH DẪN Ở THÂN BÀI TRƯỚC KHI PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG

Công thức Ví dụ
Cách 1: Phải chăng trong cuộc đời này, ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của một người nghệ sĩ  chân chính, bởi với họ sáng tác cũng như người thợ làm vườn vậy, muốn vườn hoa ngôn ngữ của mình nở ra những tuyệt phẩm, rực rỡ, đẹp đẽ nhất thì cần phải chăm chút từ những hạt mầm đầu tiên nhú chồi non xanh, phải trải qua “những cơn địa chấn của tâm hồn” mới có thể tạo ra “những vang ngân” tựa như “ bước sóng” đến gõ cửa tâm hồn người đọc.Và có lẽ gửi lại cho bạn đọc hôm nay những dư âm say đắm về tác phấm A năm nào, nhà thơ B cũng phải trải qua một quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy. Để rồi, khi thả mình cùng… (nội dung hình ảnh phân tích) +Trích thơ => bắt đầu phân tích dẫn chứng Phân tích bài thơ “Hương Lúa” của Trương Thị Anh

Phải chăng trong cuộc đời này, ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của một người nghệ sĩ  chân chính, bởi với họ sáng tác cũng như người thợ làm vườn vậy, muốn vườn hoa ngôn ngữ của mình nở ra những tuyệt phẩm, rực rỡ, đẹp đẽ nhất thì cần phải chăm chút từ những hạt mầm đầu tiên nhú chồi non xanh, phải trải qua “những cơn địa chấn của tâm hồn” mới có thể tạo ra “những vang ngân” tựa như “ bước sóng” đến gõ cửa tâm hồn người đọc.Và có lẽ gửi lại cho bạn đọc hôm nay những dư âm say đắm về “hương lúa” năm nào, nhà thơ Trương Thị Anh cũng phải trải qua một quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy. Để rồi, khi thả mình cùng cánh đồng quê bát ngát trong mùa gặt nhà thơ nao nao tận hưởng khoảnh khắc say đắm trong cảnh ngày mùa thật vui tươi, rộn rã:

Nồng nàn hương lúa đồng quê
Ngày mùa vất vả lúa về đầy sân
Đồng xa cho đến ruộng gần
Lúa vàng trải thảm hương nồng cốm quê
Cò vui sải cánh bay về
Tình quê hương lúa như mê hoặc lòng.

=> Phân tích chi tiết….

Cách 2: Cuộc đời đã cho ta những dòng sông hiền hòa, uốn mình ru cả một khúc quê, thiên nhiên ban tặng cánh diều rập rờn trong gió, say mình bên nắng chiều, vạn vật hòa tấu ngọt ngào dâng lên nhân gian khung cảnh nên thơ, đằm thắm để rồi từ đó, lòng người say sưa tự mình xây lên những lâu đài ngôn từ bất tận về thi ca rực cháy với thời gian năm tháng. Chẳng vậy mà, lâu đài bằng tiếng thơ của tác giả A trong tác phẩm B đã cất lên (Nội dung khái quát của đoạn phân tích) bằng tiếng nhạc nhẹ nhàng (Trích thơ) => Bắt đầu phân tích dẫn chứng. Phân tích bài thơ “Về thăm nhà Bác” của Nguyễn Đức Mậu?

Cuộc đời đã cho ta những dòng sông hiền hòa, uốn mình ru cả một khúc quê, thiên nhiên ban tặng cánh diều rập rờn trong gió, say mình bên nắng chiều, vạn vật hòa tấu ngọt ngào dâng lên nhân gian khung cảnh nên thơ, đằm thắm để rồi từ đó, lòng người say sưa tự mình xây lên những lâu đài ngôn từ bất tận về thi ca rực cháy với thời gian năm tháng. Chẳng vậy mà, lâu đài bằng tiếng thơ của Nguyễn Đức Mậu đã lung linh bằng cảnh sắc thiên nhiên, nay lại góp nhặt niềm vui giản dị nơi căn nhà đơn sơ trải mưa, dầm nắng của Bác suốt tuổi ấu thơ bằng tiếng nhạc nhẹ nhàng:

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.

=> Phân tích chi tiết

Cách 3: Nếu ai đó hỏi tôi trên cuộc đời này điều gì kì diệu và tuyệt với nhất? Thứ nào khiến lòng ta trong trẻo, thanh sơ, êm đềm hơn? Chắc chắn tôi xin được chọn những vần thơ tiếng hát vẫn ngày ngày rót vào tim ta. Chẳng êm đềm, trong trẻo hay sao khi ngôn từ kì diệu ấy làm thức tỉnh tâm hồn non nớt của một đứa trẻ, rồi dâng cho đời cảm nhận thật tinh khôi độc đáo giống như tiếng thơ bay bổng của tác giả A, qua lời giãi bày (Trích thơ) Phân tích bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa

Nếu ai đó hỏi tôi trên cuộc đời này điều gì kì diệu và tuyệt với nhất? Thứ nào khiến lòng ta trong trẻo, thanh sơ, êm đềm hơn? Chắc chắn tôi xin được chọn những vần thơ tiếng hát vẫn ngày ngày rót vào tim ta. Chẳng êm đềm, trong trẻo hay sao khi ngôn từ kì diệu ấy làm thức tỉnh tâm hồn non nớt của một đứa trẻ, rồi dâng cho đời cảm nhận thật tinh khôi độc đáo của Trần Đăng Khoa qua lời giãi bày:

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *